Khi xây dựng chuồng trại chăn nuôi cần chú ý những yêu cầu nào?
Chuồng trại được thiết kế hợp lý sẽ giúp cho vật nuôi nhanh lớn, hạn chế được dịch bệnh. Vậy khi xây dựng chuồng trại chăn nuôi cần chú ý những yêu cầu nào? Có những điều kiện cơ bản nào cần đảm bảo khi làm chuồng trại?
Khi xây dựng chuồng trại chăn nuôi cần chú ý những yêu cầu nào?
Yêu cầu chung: chuồng trại chăn nuôi các loại vât nuôi bao gồm chuồng để nuôi vât nuôi như bò, lợn, gà và các công trình phụ có liên quan tới cơ sở vât chất để thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc như nhà kho, nhà chứa vât tư thú y, nhà nghỉ công nhân, nơi chế biến thức ăn…
Địa điểm xây dựng chuồng trại
Chuồng trại chăn nuôi cần được xây dựng ở khu vực cao ráo, bằng phẳng. Các trại nên nằm cách xa nhau. Không đặt trại chăn nuôi gần các lò giết mổ, bãi rác,...
Chọn được địa điểm, vị trí thích hợp để xây dựng chuồng trại là điều rất được quan tâm. Thường thì bà con hay làm chuồng trại ngay trên đất của mình để thuận tiện cho việc chăm sóc. Đó là đối với những chuồng trại có quy mô nhỏ, số lượng ít. Chỉ cần đảm bảo độ thông thoáng và không quá gần những gia đình khác là ổn.
Nhưng với các trại lớn thì bà con cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau đây:
- Trang trại cần chọn nơi có vị trí cao ráo, bằng phẳng,
- Không quá gần với các trang trại khác. Các trại nên cách nhau tối thiểu 3km
- Trại nằm cách xa các lò giết mổ, các bãi xử lý rác thải, nhà máy hóa chất,...
- Nằm cách những con đường lớn.
- Không nằm ở nơi có gió thổi vào.
Hướng chuồng trại
Hướng chuồng trại trong chăn nuôi tốt nhất là hướng Đông Nam hoặc hướng Nam. Làm chuồng theo những hướng này đã được xem xét kỹ lưỡng phù hợp tính khoa học.
Khi chuồng hướng về phía Đông sẽ nhận được ánh nắng buổi sớm chiếu vào mọi ngóc ngách trong chuồng. Điều này giúp cho chuồng trại được khô ráo và ấm áp hơn hẳn.
Vật nuôi sẽ tiếp nhận được vitamin D cần thiết cho sự phát triển, sinh trưởng tốt. Không những vậy, ánh nắng buổi sáng góp phần tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng có trong chuồng. Vật nuôi sẽ có được môi trường sống tốt nhất.
Hướng chuồng Đông Nam, hướng Nam tránh được lạnh về mùa đông, mát vào mùa hè.
Nền chuồng
- Làm nền cao hơn mặt đất khoảng 30 - 45cm tránh ẩm ướt, ngập úng.
- Nền chuồng đảm bảo tình trạng bằng phẳng và không bị đọng nước.
- Nền phải có độ dốc 2 - 3% về hướng thoát nước thải.
- Sàn chuồng bằng nhựa hay bê tông cần đảm bảo chắc chắn, dễ vệ sinh sau này.
- Khi làm sàn cần đầm nén kỹ nền đất. Sau đó lát gạch hoặc láng xi măng để tạo độ nhám tránh trơn trượt.
Hiện nay, ngoài làm sàn gạch hay xi măng thì nhiều trang trại đã sử dụng tấm nhựa lót sàn chăn nuôi. Chính là dùng những tấm sàn nhựa chăn nuôi lót lên nền chuồng. Vật nuôi sẽ không tiếp xúc trực tiếp với nền đất hay xi măng lạnh. Chất thải cũng thoát đi dễ dàng, tránh ô nhiễm, vi khuẩn, hạn chế được dịch bệnh. Tạo môi trường sống tốt hơn cho vật nuôi.
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- TRÌNH TỰ ĐẦU TƯ TRẠI CHĂN NUÔI & XIN PHÉP XÂY DỰNG TRẠI HEO
- Xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả
- Các phương pháp xử lý khí thải mà mọi người cần biết
- Kinh nghiệm bố trí chuồng trại chăn nuôi heo đạt tiêu chuẩn
- Các phương pháp xử lý chất thải rắn hiện nay
- Những đối tượng nào phải thực hiện đánh giá tác động môi trường?
- Làm cách nào để tăng hiệu suất xử lý hầm Biogas?
- Hầm khí Biogas là gì? Cơ chế hoạt động như thế nào?
- Đa lợi ích của hệ thống biogas trong xử lý nước thải chăn nuôi
- Những điểm cần lưu ý khi xây dựng hầm biogas
- Đối tượng, thủ tục đăng ký môi trường
- Đánh giá tác động môi trường là gì? Đối tượng nào phải thực hiện?