Không xử lý chất thải chăn nuôi bị xử phạt như thế nào?
Không xử lý chất thải chăn nuôi bị xử phạt như thế nào? Nhìn vào quy định về xử lý chất thải chăn nuôi dưới đây bạn có dám vi phạm quy định này không?
Quy định xử về xử lý chất thải trong chăn nuôi
Với các hành vi vi phạm về xử lý chất thải chăn nuôi, hộ gia đình, chủ chuồng trại chăn nuôi sẽ bị xử phạt hành chính theo đúng quy định tại Điền 30, 31 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi. Cụ thể:
Hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa; Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
Hành vi vi phạm quy định về xử lý nước thải chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi cho cây trồng bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa; Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
Hành vi vi phạm quy định về xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa; Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
Ngoài mức phạt trên, chủ chuồng trại bị buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định.
Đối với quy mô chăn nuôi nhỏ ở nông hộ sẽ bị phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người xung quanh. Đồng thời bị buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- TRÌNH TỰ ĐẦU TƯ TRẠI CHĂN NUÔI & XIN PHÉP XÂY DỰNG TRẠI HEO
- Xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả
- Các phương pháp xử lý khí thải mà mọi người cần biết
- Kinh nghiệm bố trí chuồng trại chăn nuôi heo đạt tiêu chuẩn
- Các phương pháp xử lý chất thải rắn hiện nay
- Những đối tượng nào phải thực hiện đánh giá tác động môi trường?
- Khi xây dựng chuồng trại chăn nuôi cần chú ý những yêu cầu nào?
- Làm cách nào để tăng hiệu suất xử lý hầm Biogas?
- Hầm khí Biogas là gì? Cơ chế hoạt động như thế nào?
- Đa lợi ích của hệ thống biogas trong xử lý nước thải chăn nuôi
- Những điểm cần lưu ý khi xây dựng hầm biogas
- Đối tượng, thủ tục đăng ký môi trường