CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG Á CHÂU

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN TINH BỘT MÌ

Nhu cầu sử dụng nước trong sản xuất tinh bột khoai mì là  rất lớn (nguồn nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp lớn như làm hồ, in, định hình và hoàn tất trong công nghiệp dệt, làm bóng và tạo lớp phủ bề mặt cho công nghiệp giấy. Đồng thời nó còn dùng trong sản xuất cồn, bột nêm, mì chính, sản xuất men và công nghệ lên men vi sinh và chế biến các thực phẩm khác như bánh phở, hủ tiếu, mì sợi, bánh canh,…) nên sau khi sử dụng cũng thải ra môi trường một lượng nước thải tương đương. Nếu không có biện pháp xử lý trước khi thải bỏ, hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải sẽ gây ô nhiễm đến nguồn nước mặt và diện tích đất đai xung quanh vùng xã thải do quá trình phân hủy chất hữu cơ trong tự nhiên. Nghiêm trọng hơn nếu chất hữu cơ ngấm xuống tầng nước ngầm, chúng sẽ phá hủy chất lượng nguồn nước ảnh hưởng đến môi trường sống của cả cộng đồng dân cư trong khu vực. Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội trong xu hướng phát triển bền vững của nước ta cũng như thế giới. Việc nghiên cứu biện pháp quản lý và xử lý thích hợp đối với chất thải từ sản xuất tinh bột khoai mì là điều cần thiết.

Công nghệ xử lý nước thải hữu cơ nói chung và nước thải sản xuất tinh bột khoai mì nói riêng ngày càng đi sâu vào áp dụng công nghệ sinh học. Hơn nữa, đặt trưng của nước thải tinh bột là hàm lượng chất hữu cơ cao dễ phân hủy, giá trị BOD, COD cao thì việc áp dụng phương pháp sinh học là một giai đoạn không thể thiếu trong hệ thống xử lý. Hiện nay, thực vật thủy sinh cũng là một lựa chọn chiếm ưu thế trong việc xử lý nước thải do hiệu quả cao và giá thành thấp.

Phương pháp xử lý nước thải tinh bột khoai mì.

1. Xử lý cơ học

Tách các tạp chất thô ra khỏi nước như vỏ khoai mì và các đất cát trong nước rữa củ,…Các phương pháp thường dùng là song chắn rác, lắng trọng lực, lọc, tách ly. Đây là một phương pháp xử lý sơ bộ nhằm đảm bảo cho các quá trình xử lý tiếp theo được ổn định.

2. Xử lý hóa học

Trung hòa: là phương pháp xử lý thông dụng và đơn giản đối với chất ô nhiễm vô cơ, bằng cách thêm axit hoặc bazơ để điều chỉnh pH đến mức cho phép (6 – 9). Đồng thời hổ trợ quá trình xử lý sinh học.

Oxy hóa khử: Phương pháp này có khả năng phân hủy hầu hết các chất hữu cơ và vô cơ trong nước, chuyển chất hữu cơ khó phân hủy sinh học thành dễ phân hủy (nâng tỉ lệ BOD/COD), nó còn ứng dụng để khử độc một số chất hữu cơ: Cyanide, Ammonia,… Phương pháp này được thực hiện bằng cách thêm vào tác nhân oxy hóa, tác nhân khử với pH thích hợp. Chất oxy hóa có  thể sử dụng là: Cl, KmnO4, H2O2, O3, MnO2,… Quá trình này tiêu tốn một lượng lớn hóa chất nên chỉ sử dụng trong trường hợp những chất ô nhiễm không thể xử lý được bằng các phương pháp khác.

3. Xử lý hóa lý

* Keo tụ - tạo bông: Khử chất ô nhiễm dạng keo bằng cách sử dụng chất đông tụ để trung hòa điện tích các hạt keo nhằm liên kết chúng lại với nhau tạo nên bông cặn lớn có thể lắng trọng lực. Chất đông tụ là muối nhôm, sắt hoặc hỗn hợp, PAC hiệu quả hoạt động trong khoảng pH = 5 – 7,5. Ngoài ra có thể kèm thêm các chất trợ keo tụ (Polimine) giúp nâng cao tóc độ lắng, rút ngắn thời gian cũng như lưu lượng chất keo tụ. Phương pháp này giúp loại bỏ một lượng lớn chất rắn lơ lửng có trong nước thải tinh khoai mì, đồng thời làm  giảm nồng độ COD, BOD.

* Tuyển nổi: Thường sử dụng tách hợp chất lơ lửng nhỏ, không tan, nhẹ lắng chậm. Chúng cũng có thể sử dụng để tách chất hòa tan, hoạt động bề mặt. Quá trình thực hiện bằng cách tạo các bọt khí nhỏ, các bọt khí dính kết với các hạt kéo chúng lên bề mặt và sau đó được thu gom nhờ thiết bị vớt bọt. Phương pháp có ưu điểm: cấu tạo thiết bị đơn giản, vốn đều tư và chi phí vận hành thấp, có độ lựa chọn cao tách tạp chất, tốc độ cao hơn quá trình lắng.

* Cơ học và hấp phụ: Chất lơ lửng nhỏ mịn, các vi hữu cơ bị loại qua quá trình lọc cát hay hấp phụ. Phương pháp hấp phụ được sử dụng rộng rãi để làm sạch triệt để các chất hữu cơ hòa tan sau xử lý sinh học mà chúng có độc tính cao hoặc không thể phân hủy sinh học. Chất hấp phụ là: thanh hoạt tính, các chất tổng hợp; một số chất thải của sản xuất: tro, xỉ, mạc sắt, khoáng chất, keo nhôm,… phương pháp này có hiệu quả cao ở xử lý giai đoạn cuối. Phương pháp cũng có thể tái chế chất hấp phụ.

* Trao đổi ion: Làm sạch tách khỏi nước chứa Cyanua,… Đây là quá trình mà các ion trên bề mặt vật rắn trao đổi với ion có cùng điện tích trong dung dịch khi chúng tiếp xúc nhau. Chất trao đổi là các chất vô cơ có nguồn gốc tự nhiên, chất vô cơ tổng hợp. Phương pháp có hiệu quả có ở giai đoạn  cuối nhưng khá tốn kém, đòi hỏi phải tái sinh ionit (chất trao đổi ion).

4. Xử lý sinh học

* Xử lý hiếu khí: Bao gồm quá trình bùn hoạt tính, hồ ổn định có sục khí, bể tiếp xúc sinh học, cánh đồng tưới,… Tuy nhiên các công trình xử lý thường chiếm diện tích lớn, nước thải tinh bột khoai mì có hàm lượng ô nhiễm rất cao nên xử lý hiếu khí tốn nhiều năng lượng do tiêu hao trong quá trình sục khí. Phương pháp này chỉ thích hợp sau khi nước thải đã qua giai đoạn tiền xử lý nhằm giảm nồng độ các chất ô nhiễm.

* Xử lý kỵ khí: Gồm: USB, lọc kỵ khí, hệ thống lọc đệm giãn nở. So với hiếu khí, xử lý kỵ khí cho thấy tính khả thi cao hơn và có nhiều điểm vượt trội hơn: chi phí đầu tư vận hành thấp, lượng hóa chất cần bổ sung ít, ít tốn năng lượng và có thể thu hồi tái sử dụng biogas, lượng bùn sinh ra thấp hơn nên có thể vận hành cao tải, giảm diện tích công trình.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG Á CHÂU

Trụ sở chính: 163 Thống Nhất, KP3, Bình Thọ, Thủ Đức, TP.HCM 

VPĐD1: 10/7 Đường 9, Khu phố 1, Phường Linh Tây, Quận Thủ Đức, TPHCM 

VPĐD2: 45 Hải Thượng Lãn Ông, TP.PRTC, Tỉnh Ninh Thuận 

Email: office@ biogas.com.vn hoặc khai.apo@gmail.com   

Hotline: 0909.679.777

Website: www.biogas.com.vn

Facebook
Zalo
Call
  0909 679 777
  0909 679 777
SMS
  0909 679 777
  0909 679 777