Cách tính lượng nước thải chăn nuôi heo
Cách tính lượng nước thải chăn nuôi heo đang là vấn đề mà bà con chăn nuôi heo tìm hiểu. Vì khi chúng ta tính được lượng nước thải mà mỗi ngày con heo thải ra, chúng ta sẽ biết được những việc liên quan đến chăn nuôi heo cần biết. Vậy cách tính đó có khó không, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu nhé!
Cách tính nước thải chăn nuôi heo gồm thành phần nào?
• Phát sinh chủ yếu từ nước tắm heo, phân, nước tiểu và một phần là thức ăn thừa.
• Nước thải chăn nuôi chứa nhiều vi khuẩn, giun sán, trứng, ấu trùng…
• Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
• Ngoài ra nước thải chăn nuôi còn gây mùi hôi, ô nhiễm môi trường nước.
• Trung bình mỗi ngày một con heo thải ra khoảng 20 lít nước và 2,7 kg phân.
• Thành phần chủ yếu: Hữu cơ chiếm 70-80% bao gồm: Protein, axit amin, cellulose, chất béo, hydrat cacbon.
• Vô cơ chiếm 20-30% bao gồm: muối, ure, amoni, clorua, SO42-, đất cát…
• Nước thải chăn nuôi hàm lượng ô nhiễm cao đặc trưng COD khoảng 6.000mg/l và Amoni khoảng 1.200mg/l.
Nội dung liên quan: Xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả cao
Cách tính lượng nước thải chăn nuôi heo
Đối với các trang trại chăn cách tính lượng nước thải chăn nuôi heo thải chủ yếu phát sinh từ một số nguồn chính sau:
- Nước vệ sinh của cán bộ, nhân viên và pha chế thức ăn, thuốc, khử trùng.
- Nước tiểu của gia súc.
- Nước tắm cho gia súc.
- Nước rửa chuồng trại.
- Nước mưa chảy tràn bề mặt: (lượng nước này không tính đến khi tính toán thiết kế do khi có mưa, nước mưa chảy tràn có hàm lượng ô nhiễm thấp trên bề mặt được trang trại thu gom và chảy vào khu vực hồ và bãi lọc trước khi xả ra ngoài).
Để đơn giản, cách tính lượng nước thải chăn nuôi heo chủ yếu là nước tiểu, nước tắm cho lợn, nước rửa chuồng trại, nước thải do công nhân sinh hoạt và một phần nước mưa ngấm thêm vào. Ngoài ra, để tăng hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải, đồng thời có cách tính lượng nước thải chăn nuôi heo dự phòng khi trang trại mở rộng quy mô chăn nuôi chúng tôi lựa chọn phương án tính toán theo giá trị cao nhất.
Cách tính lượng nước thải chăn nuôi heo hoạt và pha chế:
Lượng nước thải này phụ thuộc vào uy mô trang trại, số lượng cán bộ, nhân viên thường xuyên.
Theo kết quả khảo sát tạm tính trang trại có khoảng 39 công nhân, như vậy lượng nước thải tính trung bình của một người là 100 lít/ngày, thì lượng nước thải sinh hoạt của trang trại thải ra mỗi ngày : 100 x 39 =3900 lít ~ 4m3
Lượng khử trùng, pha chế, nước uống của gia súc thừa... là khoảng 5 m3/ngày.
→Tổng lượng nước sinh hoạt và pha chế khoảng 9 m3.
Nội dung liên quan: Lợi ích xử lý nước thải chăn nuôi heo sau Biogas
Tính toán lượng nước tiểu cho mỗi con lợn
Tổng lượng nước tiểu của một con lợn là 293,25 lít. Tính trung bình lượng nước tiểu một ngày mỗi con lợn là: 293,25 lít : 160 ngày = 1,83 lít/ngày.
Tính toán lượng nước cho lợn tắm và lượng nước rửa chuồng trại
- Lượng nước tắm cho lợn:
Đối với việc tắm cho lợn, trang trại có thể sử dụng phương pháp phun nước tắm trực tiếp cho lợn hoặc bơm nước vào máng cho lợn ngâm mình. Theo định mức trung bình lượng nước tắm cho lợn là 15 -30 lit/con. Lượng nước này tùy thuộc vào mùa và cách tắm (mùa hè, mùa đông), chọn định mức là 15 lít/con/ngày.
- Lượng nước rửa chuồng:
Qua khảo sát tại trang trại cho thấy lượng nước này khoảng là 30 m3/ngày. Tuy cũng có biến động nhưng không lớn.
Như vậy, lượng nước thải hàng ngày của một con lợn là: {(1,83+15) x 4000 + 30}= 97,3 [m3].
→Tổng lượng nước thải của trang trại thải ra trong 1 ngày là: 97+ 9 =116 m3/ngày.
Tính toán lượng phân thải
Số liệu kết quả tại bảng cho thấy cách tính lượng nước thải chăn nuôi heo, số liệu phụ thuộc vào độ tuổi của lợn có nghĩa là phụ thuộc vào lượng tiêu thụ thức ăn hàng ngày và có thể biến động từ 0,5-3 kg/con/ngày.
Tuy nhiên theo nhóm nghiên cứu của viện chăn nuôi thì hiện nay hầu hết các trang trại chăn nuôi lợn đều cho ăn bằng thức ăn có sẵn nên có thể tính theo lượng thức ăn tiêu thụ. Tính trung bình cho các nhóm lợn về tỷ số giữa lượng phân thu được/ngày và lượng thức ăn ăn vào/ngày là 1,252/2,92. Điều này có nghĩa là cứ 1 kg thức ăn ăn vào sẽ thải ra xấp xỉ 0,43 kg phân. Tương tự như vậy, tỷ số giữa lượng phân thải ra/ngày với khối lượng cơ thể lợn là 1,252/182.
Nội dung liên quan: Dịch vụ tư vấn môi trường
Với nhiều năm kinh nghiệm và sở hữu đội ngũ chuyên gia kỹ thuật, Công ty cổ phần năng lượng Á Châu đã tư vấn, thiết kế, thi công các công trình xử lý nước thải chăn nuôi heo đạt chuẩn với chi phí tối ưu nhất rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh thành. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn đáp ứng nhu cầu phù hợp nhất cho quý khách: Hotline: 0909679777 liên hệ ngay với chúng tôi!
CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG Á CHÂU
Trụ sở chính : 163 Thống Nhất, KP3, Bình Thọ, Thủ Đức, TP.HCM
VPĐD1: 10/7 Đường 9, Khu phố 1, Phường Linh Tây, Quận Thủ Đức, TPHCM
VPĐD2: 45 Hải Thượng Lãn Ông, TP.PRTC, Tỉnh Ninh Thuận
Email: office@ biogas.com.vn hoặc khai.apo@gmail.com
Hotline: 0909.679.777
Website: www.biogas.com.vn
Tìm kiếm có liên quan:
Cách tính lượng nước thải chăn nuôi heo
Thành phần nước thải chăn nuôi heo
Khí thải trong chăn nuôi
Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo
Giáo trình xử lý nước thải chăn nuôi
Đồ an xử lý nước thải chăn nuôi heo
Nước thải chăn nuôi
Tại sao phải xử lý chất thải trong chăn nuôi
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Hệ thống wetland xử lý nước thải chăn nuôi sau biogas
- Thiết kế một hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng công nghệ plasma
- Sử Dụng Công Nghệ Wetlands Để Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Heo Sau Biogas
- Công nghệ mương oxy hóa (AO) 2 bậc
- Thiết kế bể thiếu khí anoxic (anoxic tank) để xử lý nước thải chăn nuôi
- Xử lý chất thải hữu cơ từ nước thải
- Xây dựng bể sinh học
- CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO
- Địa chỉ chuyên thi công bể xử lý nước bằng bạt hdpe với giá tốt nhất
- Đơn vị nào có thể giúp bạn trong vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi?
- Bạn đã biết đâu là phương pháp xử lý chất thải tốt nhất trong chăn nuôi chưa?
- Dịch vụ vận hành hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi