Đơn vị nào có thể giúp bạn lập dự án bảo vệ môi trường?
Lập dự án bảo vệ môi trường là một đề án bảo vệ môi trường. Nó được xem là một loại thủ tục pháp lý mà bắt buộc các doanh nghiệp phải làm theo quy định của pháp luật. Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp chưa có giấy xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hay giấy cam kết bảo vệ môi trường hoặc quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động của môi trường (DTM) thì tùy thuộc vào quy mô, loại hình dự án mà các doanh nghiệp phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết hay đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
Đối tượng nào phải lập dự án bảo vệ môi trường?
Các doanh nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, nhà máy, bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng,… đã đi vào hoạt động mà không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.
-
Áp dụng đối với các dự án sản xuất có quy mô nhỏ, diện tích đất dưới 2 hecta và có năng suất sản xuất dưới 1 triệu sản phẩm/năm.
-
Áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có tác động đến môi trường nhưng không thuộc đối tượng phải lập ĐTM hoặc phê duyệt báo cáo hoàn thành đánh giá tác động môi trường được quy định trong Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
-
Áp dụng với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất, chưa thi công xây dựng và đi vào hoạt động chính thức hoặc doanh nghiệp thuộc 1 trong các trường hợp dưới đây bắt buộc phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gồm:
+ Doanh nghiệp không triển khai thực hiện trong thời hạn cho phép.
+ Doanh nghiệp thay đổi địa điểm thực hiện.
+ Doanh nghiệp thay đổi quy mô, quy trình sản xuất.
Nội dung liên quan: Địa chỉ xin cấp phép dự án môi trường đáng tin cậy
Dự án bảo vệ môi trường được chia thành 2 loại
- Đề án bảo vệ môi trường chi tiết: được quy định cụ thể tại Điều 3 Chương 2 Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 02 năm 2012.
- Đề án bảo vệ môi trường đơn giản: được quy định cụ thể tại Điều 15 Chương 2 Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 02 năm 2012.
Có bao nhiêu loại giấy tờ để lập dự án bảo vệ môi trường?
Với dự án bảo vệ môi trường chi tiết, thường có 2 loại hồ sơ là: Dự án bảo vệ môi trường chi tiết cấp Bộ và dự án bảo vệ môi trường chi tiết cấp Sở.
Các giấy tờ cần có như:
Nội dung liên quan: Xem ngay các dịch vụ tư vấn môi trường đáng tin cậy nhất
-
Giấy phép đầu tư.
-
Giấy phép kinh doanh.
-
Sơ đồ vị trí dự án.
-
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Hợp đồng thuê đất.
-
Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường (nếu có).
-
Các hồ sơ môi trường hiện có: Sổ chủ nguồn đăng ký chất thải nguy hiểm, hợp đồng thu gom chất thải nguy hại.
-
01 văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
-
01 đĩa CD ghi nội dung của đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
-
07 bản đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT- Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Lập dự án bảo vệ môi trường bao những công việc gì?
- Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án.
- Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
- Thu mẫu nước thải, mẫu không khí tại nguồn thải và khí xung quanh khuôn viên dự án, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm.
- Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
- Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại.
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
- Xây dựng chương trình giám sát môi trường.
- Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án
- Thành lập đoàn kiểm tra thực tế về việc bảo vệ môi trường tại công ty
- Thẩm định và Quyết định phê duyệt.
Hướng dẫn lập dự án bảo vệ môi trường
Bạn không biết lập dự án bảo vệ môi trường bắt đầu từ đâu. Xem ngay bài viết dưới đây để biết rõ hơn về các thủ tục lập dự án bảo vệ môi trường.
Căn cứ vào pháp lý nào để lập dự án bảo vệ môi trường?
+ Luật bảo vệ môi trường 2014, ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2014
+ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
+ Thông tư 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
Các bước lập án bảo vệ môi trường chi tiết
- Tiến hành kiểm tra điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, vị trí địa lý, khí hậu khu vực dự án.
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm khi thực hiện dự án với môi trường xung quanh.
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
- Tiến hành xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường trong quá trình triển khai dự án.
- Nộp hồ sơ đến cơ quan có chức năng để thẩm định và phê duyệt.
( Hình minh họa)
Thẩm quyền phê duyệt dự án bảo vệ môi trường là ai?
- Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết:
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; trừ các cơ sở thuộc bí mật an ninh, quốc phòng.
+ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở khác thuộc bí mật an ninh, quốc phòng và cơ sở thuộc quyền quyết định, phê duyệt của mình; trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1 Điều 6 Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.
+ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở thuộc quyền quyết định, phê duyệt của mình; trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 6 Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở trên địa bàn của mình; trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 6 Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.
- Thẩm quyền, thời hạn xác nhận đăng ký đề án đơn giản
+ Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận đăng ký đề án đơn giản trong các trường hợp sau đây:
-
Cơ sở nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;
-
Cơ sở nằm trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý;
-
Cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký đề án đơn giản, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.
+ Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đăng ký đề án đơn giản khi được Ủy ban nhân dân huyện ủy quyền bằng văn bản.
Nội dung liên quan: Phương pháp ủ phân compost được diễn ra như thế nào?
Đơn vị nào có thể giúp bạn lập dự án bảo vệ môi trường?
Năng Lượng Á Châu là đơn vị hỗ trợ lập dự án bảo vệ môi trường nhanh chóng và uy tín. Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thực hiện các dịch vụ về ngành môi trường và năng lượng tái tạo theo hướng dẫn đầu về tính hiệu quả.
Tầm nhìn của Năng Lượng Á Châu
Trở thành doanh nghiệp uy tín hàng đầu về lĩnh vực công nghệ môi trường tại Việt Nam. Định hướng đào tạo & Xây dựng đội ngũ nhân viên kinh doanh năng động, có trình độ chuyên môn giỏi, thích ứng nhanh nhạy thị trường và tâm huyết với nghề.
Sứ mệnh của Năng Lượng Á Châu là gì?
Năng Lượng Á Châu luôn lắng nghe và thấu hiểu để đem đến những lợi ích, sự tín nhiệm và hài lòng cho khách hàng. Phát huy và nâng cao thế mạnh sẵn có của công ty về lĩnh vực công nghệ môi trường lên một tầm cao mới để sẵn sàng đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu cầu của quý khách hàng.
Giá trị cốt lõi của Năng Lượng Á Châu được thể hiện như thế nào?
Chuyên nghiệp - Tận tâm - Uy tín là những yếu tố hàng đầu mà APO CORP luôn hướng tới trong quá trình phát triển. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp được coi là nền tảng của sự phát triển bền vững. Luôn thấu hiểu, tạo niềm tin và gìn giữ uy tín với Khách hàng, đối tác và cổ đông.
Khi Quý khách sử dụng dịch vụ tư vấn môi trường ở Năng Lượng Á Châu bạn sẽ nhận được gì?
-
Nhận được giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi tường đã được phê duyệt đúng mẫu, đúng thời hạn.
-
Tiết kiệm thời gian, chi phí, nguồn nhân công.
-
Dự báo được các nguồn ô nhiễm và đề xuất các biện pháp đề phòng, khắc phục.
-
Nắm rõ được quy trình thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường.
-
Quý khách hàng được đề xuất ý kiến, nguyện vọng, mong muốn mong được hỗ trợ kịp thời.
-
Chúng tôi cam kết không phát sinh bất kỳ chi phí nào.
➥ Nếu doanh nghiệp bạn đang cần tư vấn dịch vụ lập dự án bảo vệ môi trường thì hãy liên hệ ngay với Năng Lượng Á Châu, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí và thực hiện dịch vụ với mức chi phí cạnh tranh nhất thị trường.
CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG Á CHÂU
Trụ sở chính : 163 Thống Nhất, KP3, Bình Thọ, Thủ Đức, TP.HCM
Email: office@ biogas.com.vn hoặc khai.apo@gmail.com
Hotline: 0909.679.777
Website: www.biogas.com.vn