Tìm hiểu các loại hồ sơ môi trường khi thành lập dự án
Đối với các dự án cũng như hoạt động cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để được chính thức đi vào xây dựng thì các doanh nghiệp cần có đầy đủ các hồ sơ môi trường quy định pháp luật. Vậy các loại hồ sơ môi trường khi thành lập dự án bao gồm những gì? Bài viết dưới đây sẽ khái quát cụ thể về hồ sơ môi trường dành cho doanh nghiệp.
Danh sách các loại hồ sơ môi trường khi thành lập dự án cần có
Hồ sơ môi trường là các hồ sơ liên quan đến các vấn đề môi trường của các doanh nghiệp, được thực hiện theo quy định của pháp luật. Các hồ sơ môi trường này được lập ra nhằm mục đích để giám sát, quản lý các doanh nghiệp, cơ sở thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo vệ môi trường như đã cam kết.
Trước khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ môi trường sau:
Nội dung liên quan: Công ty cung cấp các giải pháp môi trường đáng tin cậy nhất
Hồ sơ quản lý môi trường trước khi hoạt động
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
-
Kế hoạch bảo vệ môi trường
-
Phương án bảo vệ môi trường: Sau khi dự án đã hoàn thành xây dựng cơ bản và bắt đầu vận hành thử nghiệm, doanh nghiệp sẽ tiến hành thử nghiệm phương án bảo vệ môi trường trước khi đưa vào hoạt động chính thức.
Các loại hồ sơ trong quá trình hoạt động
Đối với các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động như chưa có một trong các hồ sơ môi trường như:
-
Đánh giá tác động môi trường.
-
Cam kết bảo vệ môi trường.
-
Kế hoạch bảo vệ môi trường.
-
Đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và đã đi vào hoạt động.
-
Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
-
Hồ sơ xin phép xả nước thải ra nguồn nước.
Các loại báo cáo môi trường
-
Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường.
-
Báo cáo giám sát / Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường.
-
Báo cáo quan trắc môi trường lao động.
-
Báo cáo xả nước thải định kỳ.
-
Báo cáo quản lý chất thải nguy hại.
Nội dung liên quan: Tham khảo ngay những sản phẩm ưu việt chỉ có tại Á Châu
Các hồ sơ liên quan công tác bảo vệ môi trường khác
-
Điều chỉnh sổ đăng ký chủ nguồn thải.
-
Hồ sơ nghiệm thu hệ thống xử lý với CQCN.
-
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe môi trường doanh nghiệp.
-
Tư vấn pháp lý theo nhu cầu của doanh nghiệp...
Với nhiều loại giấy tờ và hồ sơ môi trường, doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian và chi phí, ảnh hưởng đến kế hoạch hoạt động sản xuất.
Nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí làm hồ sơ môi trường doanh nghiệp, Á Châu cung cấp dịch vụ toàn diện trong lĩnh vực bảo vệ môi trường dành cho doanh nghiệp.
Từng loại HSMT tương ứng với quy định mới nào?
Theo quy định của Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014 thì Hồ sơ môi trường là tập hợp các tài liệu về môi trường, tổ chức và hoạt động bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Quy định mới với ĐTM và kế hoạch bảo vệ môi trường
-
Báo cáo ĐTM: đối tượng thuộc cột 3 phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP (cấp Sở) còn dự án thuộc Phụ lục III (cấp Bộ). Mỗi dự án chỉ lập 1 ĐTM duy nhất. Chỉ lập lại khi dự án thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường hoặc dự án không triển khai hoạt động trong vòng 24 tháng.
-
KBM: đối tượng thuộc cột 5 của Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Chỉ lập 1 hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường duy nhất trước khi tiến hành triển khai dự án. Cơ quan xác nhận hồ sơ gồm UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện hoặc Ban quản lý KCN, khu chế xuất.
Quy định mới với báo cáo quan trắc
-
Gồm quan trắc môi trường nước, không khí, nước thải, khí thải, nước mặt, nước ngầm, đất.
-
Phù hợp với hồ sơ ĐTM, kế hoạch BVMT cùng nhiều HSMT tương đương khác về thời gian, tần suất, thông số, quy trình quan trắc và cách thức trình bày báo cáo trình nộp lên cơ quan thẩm định, phê duyệt.
Nội dung liên quan: Đơn vị cung cấp dịch vụ xin giấy phép xây dựng uy tín nhất
Hồ sơ xin cấp giấy phép xả thải
-
Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khối lượng xả thải trên 5 m3/ngày đêm hoặc nước thải chứa nhiều chất độc hại thì phải xin giấy phép xả thải.
-
Bộ TNMT chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ đối với dự án xả thải với lưu lượng từ 30.000 m3/ngày đêm trở lên (nuôi trồng thủy sản) hoặc từ 3.000 m3/ngày đêm với hoạt động khác chịu trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ. Còn những trường hợp còn lại do Sở TNMT cấp mới, gia hạn, điều chỉnh giấy phép.
Hồ sơ cấp giấy phép khai thác nước mặt/nước ngầm
-
Căn cứ theo Nghị định 201/2013/NĐ-CP thì việc cấp giấy phép khai thác nước mặt/nước ngầm phải căn cứ vào chiến lược, quy hoạch phát triển – kinh tế, quy hoạch tài nguyên nước, hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn nước, báo cáo thẩm định của cơ quan nhà nước và nhu cầu sử dụng, xả nước thải.
-
Thời hạn giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất tối đa 10 năm, tối thiểu 3 năm. Thời hạn giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất tối đa 15 năm, tối thiểu 5 năm.
-
Cơ quan quản lý, tiếp nhận và thụ lý hồ sơ gồm Bộ TNMT, Sở TNMT, UBND cấp tỉnh.
Báo cáo quản lý CTNH & Sổ đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH
-
Hồ sơ được thực hiện theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP và Thông tư 36/2015/TT-BTNMT quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh CTNH phải đăng ký sổ chủ nguồn thải.
-
Sau khi chủ dự án đã có sổ chủ nguồn thải thì phải cập nhật báo cáo quản lý CTNH. Báo cáo này sẽ tích hợp trong Báo cáo công tác BVMT nộp lên cơ quan thẩm định hằng năm 1 lần/năm.
Tạm kết
Nếu bạn đang tìm công ty tư vấn hồ sơ môi trường uy tín và chất lượng nhất thì hãy liên hệ ngay với Á Châu qua hotline: 0909.679.777.
CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG Á CHÂU
Trụ sở chính : 163 Thống Nhất, KP3, Bình Thọ, Thủ Đức, TP.HCM
VPĐD1: 10/7 Đường 9, Khu phố 1, Phường Linh Tây, Quận Thủ Đức, TPHCM
VPĐD2: 45 Hải Thượng Lãn Ông, TP.PRTC, Tỉnh Ninh Thuận
Email: office@ biogas.com.vn hoặc khai.apo@gmail.com
Hotline: 0909.679.777
Website: www.biogas.com.vn
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Quy trình làm hồ sơ Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM)
- Tìm hiểu các loại hồ sơ môi trường khi thành lập dự án
- Quy định và những thủ tục khi xin giấy phép môi trường
- Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì trước khi làm thủ tục hồ sơ môi trường?
- Quy trình giải quyết thủ tục đăng ký môi trường như thế nào?
- Dựa vào đâu để đánh giá tác động môi trường?
- Thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cần làm gì?
- Thủ tục cấp giấy phép môi trường cần những loại hồ sơ nào?
- Tư vấn hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường uy tín
- Tư vấn thủ tục xin giấy phép môi trường chuyên nghiệp
- Phiếu Thu Thập Thông Tin Lập Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Đtm)
- Địa chỉ xin cấp phép dự án môi trường đáng tin cậy