CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG Á CHÂU

Quy định và những thủ tục khi xin giấy phép môi trường

     Giấy phép môi trường là một công cụ quản lý có tính thống nhất và pháp lý cao để giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động bảo vệ môi trường đối với các dự án trong giai đoạn thực hiện. Chính vì vậy mà việc xin giấy phép môi trường là một vấn đề rất quan trọng. Để hiểu rõ hơn về những quy định bắt buộc khi xin giấy phép môi trường, quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Á Châu.

Những quy định bắt buộc khi xin giấy phép môi trường


     Về đối tượng cấp giấy phép môi trường:

Xin Giấy phép môi trường

  • Các dự án đầu tư trong nhóm I, II, III có phát sinh về nước thải, khí thải, bụi xả ra ngoài môi trường cần phải tiến hành xử lý hoặc phát sinh ra các loại chất thải nguy hại, phải được quản lý theo quy định khi đi vào quá trình vận hành.

  • Các dự án đầu tư, các khu sản xuất, trung tâm dịch vụ, cụm công nghiệp, hoạt động có tiêu chí về môi trường, chẳng hạn như các đối tượng được quy định tại Khoản 1 để được cấp giấy phép môi trường.

  • Các dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công sẽ được miễn lập giấy phép môi trường.

     Về thời điểm cấp giấy phép môi trường:

Xin Giấy phép môi trường

  • Những dự án thuộc đối tượng lập ĐTM, phải có giấy phép môi trường trước khi vận hành thử nghiệm công trình hệ thống xử lý nước thải.

  • Những dự án không thuộc đối tượng lập ĐTM, phải có giấy phép môi trường trước khi cơ quan chuyên môn ban hành các văn bản. Điển hình như phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt kế hoạch thăm dò,...

  • Dự án không thuộc đối tượng phải thẩm định báo cáo cứu khả thi theo quy định pháp luật về xây dựng thì phải xin giấy phép môi trường trước khi cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng của cơ quan chuyên môn.

  • Dự án đã đi vào hoạt động chính thức trước ngày luật BVMT 2020 có hiệu lực thì phải hoàn thành giấy phép môi trường trong 36 ngày kể từ khi Luật có hiệu lực thi hành.

Thủ tục xin giấy phép môi trường


     Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, đối tượng phải xin giấy phép bảo vệ môi trường khác nhau. Theo đó, thủ tục làm giấy phép môi trường cũng khác nhau. Tuy vậy, thủ tục xin giấy phép môi trường có thể được thực hiện thông qua các bước sau:

Xin Giấy phép môi trường

Nội dung liên quan: Công ty cung cấp các giải pháp môi trường đáng tin cậy nhất 

Bước 1: Nộp hồ sơ

     Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

     Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có thể là:

  • Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường

  • Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam

  • Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận

  • Sở Xây dựng

  • Sở Giao thông vận tải

  • Chi cục thủy sản các tỉnh, thành phố...

Bước 2: Tiếp nhận và xem xét hồ sơ

     Trong thời hạn pháp luật quy định, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Xin Giấy phép môi trường

Nội dung liên quan: Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì trước khi làm thủ tục hồ sơ môi trường?

     Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.

Bước 3: Thẩm định

     Trong thời hạn pháp luật quy định, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định. Nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định.

  • Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

  • Trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép;

  • Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo.

  • Trường hợp không thể bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép. Nêu rõ những nội dung chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.

Bước 4: Trả kết quả

     Trong thời hạn pháp luật quy định, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.

Tạm kết

     Nếu bạn có những thắc mắc cần hỗ trợ và giải đáp, vui lòng liên hệ trực tiếp với Á Châu qua số hotline 0909.679.777 để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.


CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG Á CHÂU

Trụ sở chính: 163 Thống Nhất, KP3, Bình Thọ, Thủ Đức, TP.HCM 

VPĐD1: 10/7 Đường 9, Khu phố 1, Phường Linh Tây, Quận Thủ Đức, TPHCM 

VPĐD2: 45 Hải Thượng Lãn Ông, TP.PRTC, Tỉnh Ninh Thuận 

Email: office@ biogas.com.vn

            khai.apo@gmail.com   

Hotline: 0909.679.777

Website: biogas.com.vn


Tìm kiếm có liên quan

Quy định về giấy phép môi trường

Quy định mới về giấy phép môi trường

7 loại giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường 2022

Tư vấn giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường là gì

Hồ sơ xin giấy phép môi trường

Facebook
Zalo
Call
  0909 679 777
  0909 679 777
SMS
  0909 679 777
  0909 679 777