CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG Á CHÂU

XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

Công nghiệp môi trường Việt Nam đang ở giai đoạn đầu phát triển. Nền công nghiệp non trẻ mới đáp ứng khoảng 5% nhu cầu xử lý nước thải đô thị, chế biến khoảng 15% nhu cầu chất thải rắn và 14% lượng chất thải nguy hại. Công nghiệp chế tạo thiết bị công nghệ vẫn còn manh mún, quy mô nhỏ, nhiều vẫn đề sử dụng bền vững tài nguyên và phục hồi môi trường chưa được triển khai do thiếu năng lực. 

Tuy nhiên, phạm vi ngành công nghệ môi trường rộng lớn và trong điều kiện nguồn lực có hạn, vì vậy hướng ưu tiên trong bước đi đầu tiên được xác định là công nghiệp chế biến chất thải. Chất thải là vấn đề lớn nhất trong các vấn đề môi trường ở các quốc gia. Tuy nhiên, ở một đất nước còn nghèo như Việt Nam, chất thải còn là "nguồn tài nguyên quý giá", đem lại các giá trị gia tăng rất quan trọng. Công nghiệp môi trường phải hướng tới chế biến tất cả chất thải, không chỉ dừng lại ở xử lý hay tiêu hủy thuần túy.

 

Để thực hiện được mục tiêu, hệ thống các chính sách cần phải thay đổi tương ứng. Trong đó, đặc biệt các chính sách thị trường liên quan xuất nhập khẩu nguyên liệu chất thải, tăng cường đầu tư từ khu vực nhà nước và doanh nghiệp, và thiết lập các chương trình hỗ trợ phát triển công nghệ.
 
Những vật chất dạng rắn do con người thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng…tùy thuộc vào thành phần, đặc điểm, tính chất của các loại rác thải rắn mà công ty chúng tôi đưa ra những biện pháp xử lý bằng công nghệ thích hợp. 

Có một số phương pháp cơ bản đang được sử dụng phổ biến để xử lý chất thải rắn như sau:

Chôn lấp rác thải

Phương pháp dễ thực hiện nhưng cũng gây những tác hại ô nhiếm khác nếu không có quy trình phù hợp. Bãi chôn hợp vệ sinh, đảm bảo quy hoạch và thiết kế theo tiêu chuẩn, nước rỉ rác, khí rác phải được xử lý. Việc chôn lấp phải đúng quy trình, tuần tự: thu gom rác và đỏ vào hố - rãi đều – phun chế phẩm – nén chặt – phủ lớp đất- phủ them các lớp màng chống thấm, đất bảo vệ - lớp đất cuối cùng – trồng cỏ lên. Bãi chôn lấp phải cách xa cư dân, đảm bảo không gần nguồn nước. đất không thấm… 

Hình 1: Chôn lấp rác thải đa phước

Phương pháp đốt

Phương pháp này oxy hóa các chất hữu cơ ở nhiệt độ cao thành khí và tro. Với một số chất thải y tế, nguy hiểm cần xử lý bằng phương pháp này nhưng phải đảm bảo quy trình để không tạo ra các loại khí độc. Trung tâm nhập khẩu các loại máy đốt an toàn, hiệu quả thông qua gia đoạn cần thiết: tiếp nhận cân, chứa chất thải rắn – đưa chúng vào lò bằng cần trục – đốt (qua 2 giai đoạn sơ cấp và thứ cấp) – làm nguội và xử lý khí thải. Chúng tôi sở hữu các dạng lò đốt: lò với sàn chuyển động, lò quay, lò đốt tầng soi. 

sơ đồ nhiệt phân rác

Hình 2: sơ đồ nhiệt phân rác

Phương pháp tái chế chất thải rắn

Hoạt động tái chế đã có từ lâu ở Việt Nam. Các loại chất thải có thể tái chế như kim loại, đồ nhựa và giấy được các hộ gia đình bán cho những người thu mua đồng nát, sau đó chuyển về các làng nghề. Công nghệ tái chế chất thải tại các làng nghề hầu hết là cũ và lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở một số nơi. Một số làng nghề tái chế hiện nay đang gặp nhiều vấn đề môi trường bức xúc như xã Chỉ Đạo (Hưng Yên), xã Minh Khai (Hưng Yên), làng nghề sản xuất giấy xã Dương Ổ (Bắc Ninh)… Nhìn chung, hoạt động tái chế ở Việt Nam không được quản lý một cách có hệ thống mà chủ yếu do các cơ sở tư nhân thực hiện một cách tự phát.

Rác thải điện tử là một trong những loại rác được tái chế khá nhiều ở Việt Nam. Các máy tính, tivi, đầu máy hỏng thường được bán cho đội ngũ thu gom phế thải (đồng nát, ve chai). Các sản phẩm thải ra này thường được tách ra để thu gom linh kiện, hoặc lấy kim loại và vỏ máy đem bán lại cho các cơ sở tái chế.

Tuy nhiên, điều đáng nói là công nghệ tái chế tại các cơ sở này còn quá lạc hậu. Sau khi các kim loại và linh kiện điện tử còn dùng được được bóc tách và đem bán hoặc sửa chữa, phần còn lại chủ yếu được đốt hoặc nghiền rồi pha thêm hóa chất để tạo ra sản phẩm mới, vốn là các sản phẩm đơn giản như chai lọ, túi nylon với số lượng còn hạn chế.

tái chế chất thải rắn

Hình 3: Sơ đồ tái chế chất thải rắn

 

Phương pháp ủ sinh học - ủ phân Compost

 

Quá trình ủ sinh học áp dụng đối với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử nước, sau là xử lý cho tới khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm soát để giữ cho vật liệu luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình ôxy hoá sinh hoá các chất hữu cơ. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như lignin, xenlulo, sợi…

Đối với qui mô nhỏ (ví dụ như trang trại chăn nuôi), rác hữu cơ có thể áp dụng công nghệ ủ sinh học theo đống. Đối với qui mô lớn có thể áp dụng công nghệ ủ sinh học theo qui mô công nghiệp. Nhiệt độ, độ ẩm và độ thông khí được kiểm soát chặt chẽ để quá trình ủ là tối ưu.

Tại Việt Nam, Nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) là một trong những nhà máy đi đầu Việt Nam trong lĩnh vực ủ sinh học rác thải hữu cơ để chế biến phân compost.

quá trình ủ phân compost

 

Hình 4: Quá trình ủ phân compost

 


Apo Corp cam kết mang đến giải pháp tình trạng tốt nhất cho bạn dựa trên quá trình khảo sát đo đạc đầu vào kỹ càng.

Quý khách hàng quan tâm đến hệ thống xử lý chất thải rắn vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết nhất. APO CORP luôn hân hạnh đồng hành cùng quý khách hàng.

Hotline: 0909 679 777

 

 

 

Facebook
Zalo
Call
  0909 679 777
  0909 679 777
SMS
  0909 679 777
  0909 679 777